Kính ngữ trong tiếng Nhật được sử dụng rất nhiều và đâu đâu bạn cũng có thể nghe thấy được. Việc sử dụng kính ngữ sẽ làm cho đối phương cảm thấy mình được tôn trọng hơn, giúp cho mối quan hệ hay việc giao tiếp của bạn tốt hơn. Vậy làm sao để sử dụng kính ngữ cũng như trường hợp nào dùng kính ngữ là đúng thì bài viết này mình sẽ giới thiệu chi tiết nhé! Cùng bắt đầu nghiên cứu nào!

kinh-ngu-trong-tieng-nhat
Việc sử dụng tốt kính ngữ trong tiếng Nhật tại các công ty Nhật Bản sẽ là một lợi thế rất lớn cho bản thân

Kính ngữ là gì và các loại kính ngữ trong tiếng Nhật

Trước khi bước vào việc sử dụng kính ngữ thì đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được kính ngữ là gì và trong tiếng Nhật có bao nhiêu loại kính ngữ.

Kính ngữ là gì?

Kính ngữ là những từ ngữ được sử dụng trong câu nói thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng những người có cấp bậc cao hơn người nói. Trong văn hóa Nhật Bản, kính ngữ được sử dụng để nói với những người trên mình hay nói với khách hàng của mình. Được xếp vào loại một trong những nước trên thế giới có dịch vụ khách hàng tốt nhất, kính ngữ được sử dụng rất khổ biến trong cuộc sống người Nhật. Vì vậy, việc hiểu biết về kính ngữ trong tiếng Nhật sẽ có lợi rất lớn cho những ai có ý định làm việc và sinh sống tại Nhật.

Cách chia kính ngữ trong tiếng Nhật

Kính ngữ trong tiếng Nhật được chia ra làm 3 loại. Đó là thể tôn kính ngữ, thể khiêm nhường ngữ và thể lịch sự.

  • Thể tôn kính ngữ (尊敬語): thể tôn kính ngữ là thể mà khi sử dụng bạn sẽ thể hiện thái độ tôn kính đối phương. Những người khi nghe cách bạn nói chuyện tôn kính họ sẽ hiểu là bạn đang kính trọng họ.
  • Thể khiêm nhường ngữ (謙譲語): thể khiêm nhường ngữ là thể mà khi bạn sử dụng bạn sẽ hạ bản thân mình xuống, khiêm tốn lại chứ không đề cao bản thân. Mục đích của khiêm nhường ngữ cũng là để thể hiện sự tôn kính đối phương lên.
  • Thể lịch sự (丁寧語): thể lịch sự thì được dùng trong mọi trường hợp nhưng nó cũng dừng trong những hành động của bản thân người nói mà thôi. Có nghĩa là bản thân bạn nói thì bạn dùng lịch sự được nhưng không dùng nó khi nói người khác nhé!

Trên đây là 3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật. Tiếp theo là chúng ta xem qua cách sử dụng những kính ngữ này như thế nào nhé!

Sử dụng kính ngữ tiếng Nhật và những sai lầm về việc dùng kính ngữ

Để biết sử dụng kính ngữ khi nào thì bạn cần phải hiểu về văn hóa người Nhật mà ở đây chính là phân biệt về cấp bậc. Đơn giản nhất của cấp bậc đó là nhiều khi bạn gặp một người mà có địa vị trong xã hội thì họ cũng hơn cấp bạn rồi! Và không phải trong gia đình mà cùng cấp như nhiều người vẫn lầm tưởng! Mình sẽ cho bạn hiểu được cái nhìn tổng quát về cấp bậc để bạn có thể sử dụng kính ngữ chính xác hơn nhé!

Chia cấp bậc trong văn hóa Nhật để dùng kính ngữ

Cấp bậc trong xã hội

Bạn là một người trong một gia đình bình thường. Bạn nói chuyện với một người có địa vị trong xã hội. Ví dụ như họ là quản lí xóm bạn chẳng hạn. Hoặc gia đình họ từ trước đến nay có danh tiếng và được nhiều người kính nể thì bạn phải dùng kính ngữ.

Ngoài ra, khi gặp người thầy dạy học hay các môn học khác, chỉ cần là dạy người khác thì cũng nên dùng kính ngữ. Hoặc xui xui bạn gặp ông trùm trong băng đảng yakuya thì cũng nên dùng kính ngữ nhé!!!

Nói tóm lại, trong vài trò xã hội,những người có cấp bậc hơn mình trong xã hội, có địa vị hay những người thầy thì bạn nên dùng kính ngữ!

Cấp bậc trong công ty, trường học

Trong công ty, chắc chắn cấp trên của bạn thì bạn phải dùng kính ngữ rồi! Ngoài ra bạn cũng phải dùng kính ngữ với senpai của bạn! Nếu bạn không biết ai là senpai thì tham khảo bài viết senpai là gì nhé!

Ngoài ra, nếu bạn làm việc ở công ty và phải giao tiếp với khách hàng thì chắc chắn bạn phải dùng kính ngữ rồi! Sếp bạn cũng sẽ test bạn về phần này cũng như sẽ training cho bạn về kính ngữ để giao tiếp với khách hàng!

Trong trường học cũng vậy, nếu gặp senpai hay sensei thì bạn cũng nên dùng kính ngữ. Đặc biệt là sensei. Còn senpai nhiều khi quá thân thì bạn cũng không cần dùng kính ngữ cũng được. Nhưng nếu mới lần đầu gặp và có ý muốn nhờ giúp thì nên dùng kính ngữ nhé!

Cấp bậc trong gia đình

Thực ra trong gia đình phần lớn là bạn không cần phải dùng kính ngữ. Tuy là bố mẹ mình nhưng họ không hề hơn cấp mình như nhiều người bị lầm tưởng nhé! Họ vẫn là những người cùng cấp và bạn không phải dùng kính ngữ với họ làm gì! Nhưng điều này chỉ đúng một phần thôi!

Thực tế có nhiều gia đình có truyền thống và quy tắc thì việc họ dùng kính ngữ với nhau là điều rất bình thường. Có nhiều gia đình giàu có hay những băng đảng yakuya cha truyền con nối thì họ vẫn sử dụng kính ngữ khi nói chuyện với nhau để thể hiện sự tôn kính. Nếu bạn đến Nhật và có người bạn là con cái trong những tập đoàn lớn thì bạn sẽ thấy cách cư xử của bạn bạn với gia đình họ rất khủng! Dùng toàn kính ngữ luôn! Dùng kính ngữ nhiều tới mức có thể bạn sẽ nghĩ là thành viên trong gia đình họ có khoảng cách với nhau luôn!

Cách dùng kính ngữ trong tiếng Nhật

Sau khi chia cấp bậc xong thì bạn sử dụng kính ngữ sẽ trở nên dể dàng hơn!

Với tôn kính ngữ, mình muốn bạn lưu ý 2 vấn đề này. Một là tôn kính ngữ “sử dụng với những hành động của đối tượng khác”. Và hai là “cấp bậc hay địa vị của họ hơn mình”. Những đối tượng mà hay dùng kính ngữ nhất là sếp bạn (社長, 課長, 部長) , sensei (先生), senpai (先輩), khách hàng của công ty (お客様), phỏng vấn xin việc hay những dịp quan trọng khác.

Với khiêm nhường ngữ, bạn cũng cần lưu ý 2 vấn đề. Một là khiêm nhường ngữ “sử dụng với những hành động của bản thân mình”. Và hai là “chỉ nói về bản thân mình chứ không nói về người khác”. Khiêm nhường ngữ bạn cũng dùng trong các trường hợp trên nhưng dùng với hành động của bạn thân mình thôi!

Với thể lịch sự thì bạn chỉ cần lưu ý 1 điều thôi. Đó là “dùng ở bất cứ trường hợp nào cũng được nhưng chỉ gói gọn trong hành động của bản thân” mình thôi!

Và cuối cùng, bạn cần phải hiểu “chủ thể bản thân mình” là như thế nào! Nắm được điều này bạn sẽ sử dụng kính ngữ một cách chính xác! Và phần “chủ thể bản thân mình” mình sẽ nói ở phần tiếp theo.

Những sai lầm về các sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật

Vì nhiều người không hiểu rõ về chủ thể “bản thân mình” là như thế nào khiến cho việc dùng kính ngữ sai rất nhiều. Và mình sẽ nói cho bạn nghe một vài trường hợp hiểu sai dẫn đến việc sử dụng kính ngữ bị sai.

Trường hợp mà mình thấy nhiều bạn sử dụng sai nhiều nhất là khi nói chuyện với khách hàng hay đối tác của mình mà kể về sếp trong công ty mình rồi dùng tôn kính ngữ là sai bét luôn. Trong trường hợp này, bạn phải hiểu “chủ thể bản thân” lúc này là “công ty bạn” còn khách hàng là khách hàng “của công ty bạn”.

Vì vậy mà nếu có nói về sếp của bạn với đối tác hay khách hàng thì phải dùng thể khiêm nhường ngữ nhé! Vì vậy, nhiều khi bản thân mình là bạn nhưng nếu bạn đứng trên vai trò là công ty hay trong một nhóm thì phải hiểu đúng “chủ thể bản thân” nhé!

Cái sai thứ 2 mà mình thấy nhiều bạn mắc phải nữa là sử dụng kính ngữ trên đồ vật. Nhiều bạn khi nói chuyện với senpai bàn về đồ vật các kiểu xong dùng kính ngữ trên đồ là sai luôn. Và mính cũng muốn nhấn mạnh lại là “kính ngữ chỉ dùng trên người” thôi nhé! Nói về hành động của họ thì dùng tôn kính ngữ. Nói về hành động của mình thì khiêm nhường ngữ!

Cuối cùng là bạn bè thì không dùng kính ngữ. Nhưng nếu bạn của bạn dùng tôn kính ngữ với bạn và khi nói về hành động của họ thì dùng khiêm nhường ngữ thì chắc chắn họ đang giận bạn đó!

Tổng hợp kính ngữ trong tiếng Nhật

Thể tôn kính ngữ và mẫu câu tôn kính ngữ trong tiếng Nhật

Có 3 cách tạo tôn kính ngữ khi giao tiếp. Cùng xem qua 3 cách sau:

Cách 1: Động từ bỏ (ます)  + になります

Đây là cách phổ biến nhất và dể chia nhất! Công thức như sau:

お/ ご + Động từ (bỏ ます) + になります

Trong trường hợp chuyển sang dạng sai khiến (~てください) thì bạn cũng cần chuyển sang dạng kính ngữ như sau:

お/ご + Động từ bỏます+ください

Trừ những động từ ở nhóm 3 và trong bảng đặc biệt hay những động từ chỉ có 1 âm tiết như 見ます, います, 着ます,… thì không dùng được mẫu này nhé!

Ví dụ:

社長はもうお帰りになりますか。

お客様、お待ちください。

先生はメールをお送りになりました。

Cách 2: Động từ chuyển sang dạng bị động

Thì bạn chỉ cần chuyển động từ sang thể bị động là bạn đã có thể nói dạng tôn kính ngữ rồi! Còn nếu bạn chưa biết cách chia sang thể bị động thì tham khảo cách chia thể bị động trong tiếng Nhật nhé!

Ví dụ:

田中先輩は電話を探されます。

山田さんは8時に来られます。

社長は木村さんと会われました。

kinh-ngu-tieng-nhat
Sử dụng tôn kính ngữ tiếng Nhật giúp cho mối quan hệ của bạn với cấp trên và khách hàng được tốt hơn

Cách 3: Bảng động từ tôn kính ngữ đặc biệt

先生は
します なさいます
います いらっしゃいます

~ています

~ていらっしゃいます
~ておいでです
お~です
*お探しの方(=探している人)
*お持ちでない方(=持っていない人)
行きます おいでになります
来ます 見えます

Không dùng cho trường hợp nhờ vả người khác.

お見えになります
おいでになります
言います おっしゃいます
食べます 召(め)し上(あ)がります
飲みます
見ます ご覧(らん)になります
くれます くださいます
知っています ご存(ぞん)じです
死(し)にます お亡(な)くなりになります
寝ます お休みなさい
お宅
お~、ご~ ご立派・ご迷惑・ご質問・ご都合・ご注文・ごゆっくり
お元気・お暇・お上手・お忙しい・お寂しい・おつらい・お食事・お問合せ
  • Ví dụ:

あ、先生がおいでになりますよ。

受付番号10番で待ちの方、どうぞ。

どうぞ、自由にご覧ください。

Thể khiêm nhường ngữ và mẫu câu khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật

Khiếm nhường ngữ cũng có 2 cách để tạo. Cụ thể như sau:

Cách 1

Động từ nhóm I và II: お + Động từ bỏ (ます) + します/いたします

Động từ nhóm III (Danh động từ + します): ご + Danh động từ + します/いたします

Ví dụ:

ご勉強いたします。

お手をお洗いします。

家をお帰りします。

Cách 2: Bảng động từ khiêm nhường ngữ đặc biệt

私は

行きます

参(まい)ります
(先生のお宅に) 伺(うかが)います

来ます

(先生のお宅に)参(まい)ります
伺(うかが)います
聞きます (先生に) 伺います
質問します
会います (先生に) お目(め)にかかります
見ます (先生の~を) 拝見(はいけん)します
見せます (先生に) お目にかけます
あげます 差(さ)し上 (あ) げます
もらいます いただきます
知っています 存じ上げております
言います 申(もう)し上 (あ) げます
借ります 拝借 (はいしゃく) します

Ví dụ:

一言ごあいさつを申し上げます。

先生、私がかいたこの絵、前にもお目にかけます。

これ、ちょっとはいしゃくしましたが。。。

Thể lịch sự và mẫu câu thể lịch sự trong tiếng Nhật

Thể lịch sự thì mình chia sẻ bạn cách nói luôn vì nó không có dạng để chia như 2 thể trên!

私は
言います 申(もう)します
知っています 存じております
~ます ~(さ)せていただきます
帰ります 帰らせていただきます
~と思います ~と存じます
あります ございます
~です ~でございまいす
~ています ~ております

Ví dụ:

私はこの花の名前を存じております。

家に帰らせていただきます。

私は人と申します。

4 mẫu câu lịch sự dùng để nhờ vả, hỏi hoặc xin phép làm gì đó

Bạn có thể dùng công thức Vて いただけませんか hoặc mẫu Vて くださいませんか để nhờ vả hoặc hỏi về một vấn đề nào đó bạn quan tâm. Ví dụ như bạn muốn nói khách hàng mình vui lòng chờ một chút thì bạn có thể nói là:

お客様、お待っていただけませんか。

Hoặc là

お客様、お待ってくださいませんか。

Còn nếu như bạn muốn xin phép gì thì dùng 2 mẫu này: Vさせて いただけます hoặc Vさせて いただけませんか.

明日、用事があるので、休ませていただけませんか。

Thì những câu này dùng để xin phép sẽ làm sếp bạn hài lòng hơn khi nói ra như vậy!

Kết luận

Một lần nữa mình muốn nhấn mạnh rằng, trong công ty Nhật Bản việc dùng kính ngữ diễn ra thường xuyên nên bạn phải nghiên cứu kỹ về phần này để sử dụng nhé! Trong dịch thuật tiếng Nhật thì việc dùng kính ngữ cũng hay xuất hiện nên bạn cũng phải hiểu kỹ về nó.

rên đây là tất cả những vấn đề xoay quanh kính ngữ. Từ thể tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ đến thể lịch sự mình cũng trình bày và có mẫu câu ví dụ để bạn có thể tham khảo và đưa ra. Hãy sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật thật chuẩn xác nhé!

Chúc bạn thành công!